Trong văn hóa Trung Quốc, cây sáo có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó được xem như là nguồn cảm hứng lớn cho những tác phẩm có tên tuổi được hình thành. Nhiều nhà văn, học giả của Trung Quốc đã viết về cây sáo nhằm mang lại ý nghĩa nhân văn cho nhân loại thông qua các tác phẩm văn học.
Sáo trúc Trung Quốc gắn liền với nhiều nghệ nhân nổi tiếng
Sáo trúc (1) Trung Quốc được ví như là cái nôi giúp cho nhiều nghệ nhân được nhân loại biết đến. Từ xưa đến nay, trong nền âm nhạc sáo trúc lên có những tên tuổi nổi bật, trong đó phải kể đến người thổi sáo giỏi nhất thời xưa đó chính là Hoàn Y thuộc đời nhà Tấn.
Tài thổi sáo của ông vượt xa rất nhiều người, đến mức được tôn danh và gọi là “Giang tả đệ nhất”. Trong đó, bản nhạc sáo Tam điệu của ông được thế hệ sau cải biên thành hai bản cần khúc nổi tiếng, lưu truyền mãi trong nhân gian đó là: Thần kỳ mật phổ về Mai hoa tam lông.
Sáo trúc Trung Quốc được gắn liền với nghệ nhân nổi tiếng là Hoàn Y
Sáo trúc Trung Quốc có nhiều bản nhạc nổi tiếng
Không chỉ được biết đến với những nghệ nhân tên tuổi, sao truc trung quoc còn là loại nhạc cụ giúp cho thổi hồn cho nhiều bản nhạc đặc trưng của dân tộc Trung Hoa. Với âm sắc cao rộng, lúc trầm, lúc bổng đã giúp cho bài hát được thổi bằng sáo trúc Trung Quốc trở nên du dương và dễ đi vào lòng người hơn.
Đây cũng chính là lý do khiến cho loại nhạc cụ này ngày càng được sử dụng phổ biến và được nhiều dân tộc ưu chuộng, trong đó có Việt Nam. Nếu như trước đây, sáo trúc chỉ được biểu diễn ở các buổi diễn xướng, diễn tấu địa phương thì nay nó được biểu diễn phổ biến với quy mô lớn hơn.
Ngày nay, sáo trúc Trung Quốc ngày càng được sử dụng một cách phổ biến hơn
Sáo trúc Trung Quốc là nguồn cảm hứng cho văn học
Nhắc đến văn học Trung Quốc thì không thế không nhắc đến sự góp mặt của sáo trúc. Trong đó, có một lời thơ nổi tiếng của Cao Thích viết rằng: ” Tá vấn mai hoa hà xứ lạc , Phong xuy nhất dạ mãn Quan Sơn”. Còn Lý Bạch trong bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Niên chi Quảng Lăng” cũng đã mượn tiếng sáo trúc để tiễn người bạn của mình đi xa.
Còn nhà thơ Lý Ích thì có câu “Bất tri hà xứ xuy lô quản , nhất dạ chinh nhân tận vong hương” rất nổi tiếng trong bài thơ “Dạ thượng thọ giáng thành văn địch”. Với hàm ý là nghe tiếng sáo thổi thì lòng lại nhớ tới quê hương.
Nhiều tác phẩm văn học đã được lấy cảm hứng từ tiếng sáo trúc
Như vậy, có thể thấy ý nghĩa văn hóa của sáo trúc Trung Quốc rất lớn, không chỉ có sức ảnh hưởng ở trong khu vực mà còn lan rộng và phổ biến ở cả những dân tộc, đất nước khác.
>>Xem thêm:
Chia sẻ kinh nghiệm khi lựa chọn mua sáo Dizi
Những kinh nghiệm giúp bạn tìm được địa chỉ bán sáo mèo chất lượng
Comment here