Tin tức

Thuế thu nhập cá nhân được giảm trong trường hợp nào?

Thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước để đảm bảo các phúc lợi đối với người dân, do đó việc đóng thuế không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ đối với mỗi công dân. Kế toán cần có sự hiểu biết đầy đủ, chính xác về thuế để giúp doanh nghiệp đảm bảo nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên có nhiều câu hỏi được đặt ra khi làm kế toán như thuế giá trị gia tăng là gì? Thuế bao gồm những loại nào? Thuế thu nhập cá nhân có quan trọng không?… Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cần có lượng kiến thức rất rộng rãi và sâu sắc. Bài viết này xin chia sẻ một phần về thuế thu nhập cá nhân để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại thuế này.

 

Quy định về giảm thuế thu nhập cá nhân được nói rõ trong Điều 4 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nộp thuế được xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân khi gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế.

thuế thu nhập cá nhân

Người nộp thuế thuộc một trong số các trường hợp thì được giảm thuế tương ứng với từng mức độ, không được vượt quá số thuế phải nộp. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.

Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:

Thuế TNCN đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thừa kế, được tặng quà.

– Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

– Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).

Số thuế giảm được xác định: Nếu số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại; khi số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.

Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng triển khai sử dụng hóa đơn điện tử 

Quy định về hình thức nộp thuế điện tử

 

Để được xét giảm thuế thu nhập cá nhân, người nộp thuế cần tuân theo thủ tục sau:

Bước 1: Hồ sơ cần có:

– Đối với NNT gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn: Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã/phường nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn; Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH.

– Đối với NNT bị thiệt hại về hàng hoá, dịch vụ: Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật. Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định; Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây hỏa hoạn (nếu có); Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hỏa hoạn; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).

– Với NNT gặp khó khăn do bị tai nạn: Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN; Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế; Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có); Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.

– Trường hợp NNT  mắc bệnh hiểm nghèo: Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN; Bản chụp hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh; Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.

Bước 2: Nộp hồ sơ. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nộp hồ sơ tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.

Bước 3: Giải quyết. Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ và ra quyết định đối với NNT.
 

Comment here