Tin tức

So sánh chi tiết sơn Epoxy và sơn tĩnh điện

Thị trường sơn hiện nay có khá nhiều loại sơn, trong đó sơn sàn công nghiệp Epoxy và sơn tĩnh điện thu hút nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng. Vậy hai loại sơn này có những đặc điểm gì khác nhau và khi nào ta nên sử dụng chúng? Hãy đọc bài viết dưới đây để có một cái nhìn tổng quan nhất thông qua việc so sánh sơn Epoxy và sơn tĩnh điện bạn nhé!

1. Khái niệm về sơn Epoxy và sơn tĩnh điện

Sơn Epoxy là loại sơn cao cấp với 2 thành phần: dung môi kết hợp (thùng sơn epoxy lớn) và phần đóng rắn polyamide (thùng nhỏ). Qua quá trình nghiên cứu, nhà sản xuất đã đưa ra tỉ lệ thích hợp giữa hai thùng sơn để khi pha trộn sẽ tạo nên lớp sơn hoàn hảo. Sự kết hợp đặc biệt giúp cho lớp sơn Epoxy có độ bám dính chắc chắn trên nhiều bề mặt khác nhau. Ngoài tính năng vượt trội giúp bảo vệ tốt các công trình, sơn Epoxy còn mang lại tính thẩm mỹ cao khi tạo được độ bóng đẹp cho bề mặt thi công.

Sơn Epoxy có độ bền tốt, giá trị thẩm mĩ cao
Sơn Epoxy có độ bền tốt, giá trị thẩm mĩ cao

– Sơn tĩnh điện là hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn có thành phần chính là polymer hữu cơ, ngoài ra còn có chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia khác. Khác với những loại sơn thông thường, sơn tĩnh điện được phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt, sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn để tạo ra những liên kết bền vững giúp cho màng sơn bám dính tốt trên bề mặt gia công, mang lại chất lượng đồng đều và chắc chắn.
 

Sơn tĩnh điện được sử dụng khá phổ biến
Sơn tĩnh điện được sử dụng khá phổ biến

2.    Điểm giống nhau giữa sơn Epoxy và sơn tĩnh điện:

–    Giúp chống lại sự oxy hóa của môi trường xung quanh, nâng cao tuổi thọ cho công trình để công trình luôn bền đẹp.

–    Đều có liên kết chắc chắn, đảm bảo lớp sơn luôn bám chắc trên bề mặt thi công.

–   Chất lượng tốt hơn, bền màu và có khả năng chống gỉ hơn sơn dầu truyền thống.

–    Tăng tính thẩm mĩ cho công trình, chủng loại và màu sắc đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau.

–    Hầu hết các chủng loại sơn Epoxy và sơn tĩnh điện đều thân thiện với môi trường.

–    Giá trị kinh tế cao hơn, thời gian thi công thấp hơn so với sơn truyền thống.

>> Gợi ý cho bạn:

3. Sơn Epoxy và sơn tĩnh điện có gì khác nhau?

3.1. Sơn Epoxy:

+    Chất lượng: Bảo vệ mặt sàn với mức độ cao, gần như tuyệt đối. Loại sơn này có khả năng chống chịu tác động của ngoại lực tốt, chịu tải trọng cao, chịu được va đập, cọ xát mạnh. Nhờ sở hữu khả năng chống các tác nhân gây hại ăn mòn nguy hiểm như axit, dầu mỡ, bụi bẩn, bazo, hóa chất,… mà loại sơn này được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình thi công nhà xưởng.

sơn epoxy jymec
Sơn men bóng Epoxy được sử dụng phủ sàn nội thất

+    Độ bền: Công trình sử dụng sơn Epoxy thường có tuổi thọ trung bình từ 5 đến 15 năm. Độ bền còn phụ thuộc vào loại sơn bạn chọn có đúng mục đích sử dụng hay không và nhiều yếu tố ngoại cảnh khác.

+    Phương pháp thi công: Thợ thi công sơn Epoxy phải tuân thủ đúng quy trình và những quy định khắt khe để đảm bảo chất lượng bề mặt thi công được tốt nhất.

+    Về kinh tế: Sơn Epoxy có giá thành cao hơn so với nhiều loại sơn trên thị trường, tuy nhiên về lâu dài, loại sơn này lại tiết kiệm được các chi phí sửa chữa, nâng cấp. Nhìn chung, sơn Epoxy mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người tiêu dùng.

+    Về thẩm mỹ: Sơn Epoxy có tính thẩm mỹ cao khi tạo được độ bóng đẹp và sang trọng cho bề mặt. Nhờ sự đa dạng về màu sắc và chủng loại, sơn Epoxy phù hợp với hầu hết các công trình, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

3.2.  Sơn tĩnh điện:

+    Chất lượng: Tuổi thọ của thành phẩm sơn tĩnh điện tương đối cao, bề mặt sẽ khó bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa học như axit, bazơ,… và các yếu tố thời tiết.

+    Độ bền: Khi đóng rắn, sơn tĩnh điện cũng tạo thành lớp bảo vệ, tuy nhiên, độ bền của lớp bảo vệ này sẽ kém hơn sơn Epoxy đôi chút. Dựa vào mục đích sử dụng của mỗi người, bạn sẽ có các lựa chọn thay thế phù hợp để bề mặt thi công được bảo vệ bởi một lớp phủ lâu dài hơn.

+    Phương pháp thi công: Quá trình sơn tĩnh điện được thực hiện dễ dàng nhờ cách sử dụng hệ súng phun sơn tự động. Người thi công có thể vệ sinh bột sơn bám trên người dễ dàng hơn mà không cần dùng đến các dung môi độc hại như xăng để tẩy rửa.

+    Về kinh tế: Phần bột sơn tĩnh điện dư thừa trong quá trình phun sơn sẽ được thu hồi và tái sử dụng triệt để, nhờ vậy sơn tĩnh điện mang đến lợi ích cao về mặt kinh tế. So với sơn Epoxy, sơn tĩnh điện sẽ có giá thành rẻ hơn.

+    Về thẩm mỹ: Bề mặt thi công sau khi sơn tĩnh điện không chỉ đồng đều, láng mịn mà còn có màu sắc đa dạng, lên màu chuẩn đem lại lớp sơn thành phẩm hoàn hảo.
 

Sơn tĩnh điện với nhiều màu sắc đa dạng
Sơn tĩnh điện với nhiều màu sắc đa dạng

4. Lựa chọn sơn Epoxy và sơn tĩnh điện như thế nào?

+    Nên lựa chọn sơn Epoxy với:

–    Các công trình nhà xưởng yêu cầu thời gian sử dụng lâu, độ bền cao, chịu tải trọng lớn.

–    Các phòng thí nghiệm, nhà máy thường xuyên làm việc với hóa chất mạnh.

–    Các công trình thi công hạng sang, cần bề mặt bóng đẹp như : showroom, khách sạn,…

–    Những nơi đòi hỏi môi trường vô khuẩn, sạch sẽ,…
 

Sơn Epoxy kháng khuẩn mang lại môi trường làm việc sạch sẽ
Sơn Epoxy kháng khuẩn mang lại môi trường làm việc sạch sẽ

+    Nên lựa chọn sơn tĩnh điện với:

–    Bề mặt thi công là sắt, thép, nhôm, nhựa, gỗ, kim loại,…

–    Các công trình không yêu cầu thời gian sử dụng quá lâu và phải cập nhật theo xu hướng.

–    Chi phí thi công không quá cao, phù hợp với hộ gia đình hạn hẹp về tài chính.

–    Thân thiện với môi trường do thành phần không chứa dung môi hay hợp chất hữu cơ, an toàn cho người sử dụng.
 

Giá thành rẻ nhưng sơn tĩnh điện có chất lượng cực tốt
Giá thành rẻ nhưng sơn tĩnh điện có chất lượng cực tốt

Trên đây là một vài nét so sánh sơn Epoxy và sơn tĩnh điện của chúng tôi, hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn được loại sơn phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của riêng mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng để lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé! 

>> Xem thêm: Báo giá sơn epoxy 2 thành phần JYMEC mới nhất

Comment here