Blog

Điều trị Bệnh bạch cầu lymphô cấp

Điều trị Bệnh bạch cầu lymphô cấp

4.1. Điều trị các trường hợp mới mắc

4.1.1.  Chuẩn bị cho hóa trị

Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, cần làm các công việc sau:

– Bù nước và điều chỉnh điện giải.

– Truyền máu và các sản phẩm từ máu.

– Điều trị nhiễm trùng: với kháng sinh phổ rộng. Bệnh nhân bệnh bạch cầu lymphô cấp thường sốt cho dù có nhiễm trùng hay không. Tuy vậy cần phải coi như bệnh nhân bị nhiễm trùng và dùng kháng sinh cho đến khi chứng minh rõ sốt do nguyên nhân khác.

– Phòng ngừa bệnh thận do acid uric: allopurinol kết hợp với kiềm hoá nước tiểu, bù dịch đầy đủ.

– Đặt các dụng cụ đưa thuốc vào tĩnh mạch: do bệnh nhân cần truyền tĩnh mạch trong nhiều ngày, nếu có điều kiện nên đặt buồng tiêm truyền dưới da.

– Dùng các thuốc ức chế kinh nguyệt cho bệnh nhân nữ đang tuổi sinh đẻ.

– Điều trị tâm lý cho bệnh nhân.

– Điều trị tích cực các bệnh kèm theo như: bệnh tim, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính…

 Thuốc Anagrelide 0.5mg Mylan làm giảm tiểu cầu ở bệnh nhân rồi loạn sinh tủy

            Thuốc Vercyte Pipobroman điều trị tăng tiểu cầu ở bệnh nhân rối loạn sinh tủy

4.1.2. Hoá trị toàn thân

Điều trị tấn công

Trong giai đoạn này cần dùng hoá trị mạnh với mục đích tiêu diệt tối đa dòng tế bào ác tính, đạt lui bệnh hoàn toàn.

* Trẻ em:

Đối với các trường hợp nguy cơ thường, các phác đồ 3 thuốc (vincristin, prednison hoặc dexamethason và L-asparaginase) kết hợp vối hoá trị nội tủy là đủ gây lui bệnh hoàn toàn. Việc sử dụng 4 thuốc không cho kết quả cao hơn mà gây độc tính cao hơn. Các trường hợp nguy cơ cao cần thêm daunorubicin. Các phác đồ thường dùng là VP, VP DNR ASP, VPDA +Me

* Người lớn:

Các phác đồ tấn công hiện nay được sử dụng đối với người lớn thường gồm prednison, vincristin và một anthracyclin. Một số phác đồ có thêm các thuốc khác như asparaginase hoặc cyclophosphamid. Đối với các thể bệnh bạch cầu lymphô cấp loại tế bào B trưởng thành (L3 theo FAB) cần hoá trị liều mạnh gồm nhiều thuốc. Các bệnh nhân với loại tế bào T cần sử dụng phác đồ có cyclophosphamid. Phác đồ thưòng dùng là DOPA hoặc VPDo + Me.

Cả người lớn và trẻ em cần được kiểm tra lại tủy vào ngày 14 và 28 để đánh giá lui bệnh.

– Tiêu chuẩn đạt lui bệnh hoàn toàn (hay đáp ứng hoàn toàn) là:

+ Hết triệu chứng và dấu hiệu bệnh.

+ Máu ngoại vi: số lượng bạch cầu trở về “bình thường”, bạch cầu hạt > 1.500/mm3. Tiểu cầu >100.000/mm3.

+ Tủy: dưới 5% tế bào non trong tủy bình thường về tế bào.

– Sau một đợt điều trị tấn công:

+ Nếu chưa đạt lui bệnh hoàn toàn: điều trị tấn công nhắc lại, có thể để phác đồ khác như CCyT + Me hoặc các phác đồ 5 đến 6 loại thuôc.

+ Nếu đạt được lui bệnh hoàn toàn: chuyển sang giai đoạn điều trị củng cố.

Điều trị củng cố:

Với mục đích tiêu diệt những tế bào ác tính kháng với các thuốc trong các phác đồ tấn công, giảm thêm số lượng tế bào non. Đốỉ với trẻ em thuộc nhóm nguy cơ thường, phác đồ thường có cytarabin phối hợp với 6-mercaptopurín hoặc 6-thioguanin, có thể thêm vincristin và prednison. Một số trung tâm sử dụng methotrexat liều trung bình hoặc liều cao hoặc L-asparaginase liều cao để giảm thiểu tiếp xúc với các thuốc alkyl hoá ở trẻ em có nguy cơ thường. Đối vói nhóm nguy cơ cao thường phải điều trị mạnh với nhiếu thuốc. Đốỉ với người lớn, thường dùng hoá trị liều tương đối mạnh. Các phác đồ thường dùng là:

VM 26 – A raC

hoặc C – A ra-C

hoặc Me – Aspa – 6MP

hoặc A ra – Mitox

Thời gian điều trị thường từ 2 đến 4 tuần.

Điều trị duy trì:

Dùng các thuốc tác động đến các tế bào trong chu kỳ phân bào sau pha GO với liều vừa phải trong thời gian 2-3 năm.

Thuốc hay được dùng nhất là 6 MP và methotrexat. Đôi khi người ta thêm vincristine và một steroid (prednison hoặc dexamethason) dùng từng đợt ngắn.

Điều trị tăng cường:

Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy điều trị tăng cường sau khi điều trị duy trì tạm trong vài tuần cho kết quả cao hơn. Điều trị duy trì tạm có mục đích duy trì lui bệnh nhưng để tủy hồi phục. Phác đồ tăng cường có thể gồm: cyciophosphamid, cytarabin, vincristin và steroid.

4.1.3. Điều trị dự phòng ở hệ thần kinh trung ương

– Trong một số phác đồ tấn công nói trên cũng bao gồm cả methotrexat tiêm nội tủy, tuy vậy cũng có một số phác đồ chưa đề cập đến.

– Điều trị dự phòng hệ thần kinh trung ương được bắt đầu trong khi điều trị tấn công, tăng cường trong giai đoạn điều trị củng cố và tiếp tục trong giai đoạn duy trì. Hiện nay, người ta vẫn hay dừng methotrexat 12mg/m2/lần (không vượt quá 15mg/Ìần) tiêm từ 4 đến 8 lần cách nhaụ 2-3 tuần. Ngoài ra có thể kết hợp với xạ trị vào hộp sọ 12-18Gy đối với trẻ em hoặc 24Gy đối với người lớn. Xạ trị vào tủy sống hiện không áp dụng nữa.

4.1.4.  Điều trị hỗ trợ

Điều trị hỗ trợ luôn cần thiết trong suốt quá trình điều trị, góp phần không nhỏ cho sự thành công của các biện pháp điều trị đặc hiệu bao gồm:

– Chống thiếu máu: truyền máu và các sản phẩm từ máu.

– Chống nhiễm trùng: đặc biệt trong khi giảm bạch cầu hạt và rất cần thiết khi có sốt kèm theo, cần dùng kháng sinh phổ rộng. Hướng dẫn cẩn thận cho bệnh nhân và thân nhân về vệ sinh cá nhân, ăn uống, chăm sóc răng miệng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

– Chống xuất huyết: truyền khối tiểu cầu khi cần, đặc biệt khi tiểu cầu xuống thấp tới 10.000-20.000/mm3.

– Bồi phụ nước, điện giải và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

– Giảm acid uric máu: allopurinol với liều để xuất ban đầu 10mg/kg/ngày sau đó điều chỉnh theo kết quả xét nghiệm acid uric máu.

Các thuốc kích thích dòng bạch cầu hạt (G-CSF, GM-CSF): góp phần tăng số lượng bạch cầu hạt giúp cho việc sử dụng thuốc hoá trị theo đúng phác đồ an toàn và hiệu quả hơn.

Phát hiện và điều trị đông máu nội mạch rải rác mỗi khi xảy ra.

Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h

Các bài viết liên quan:

Dùng viên uống bổ sung nội tiết tố nữ Bảo Xuân có thực sự tốt?

Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ

Comment here