Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại là căn bệnh để lại nhiều cảm giác khó chịu cho các bé. Vậy loại bệnh này có triệu chứng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Dấu hiệu của bệnh chàm được nhìn thấy rõ nhờ các vết chàm trông giống da khô, dày và nổi vảy, là những chấm đỏ nhỏ và càng lớn về sau.
Mỗi khi các bé cảm thấy ngứa dùng tay cào lên vết chàm khiến cho nó càng ngày càng dày lên, có màu rất sẫm. Tuy không phải bệnh lây nhiễm, nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến cho các bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Thậm chí nếu các mẹ không điều trị nó sẽ để lại sẹo trên da của bé. Cho nên bạn cần đưa con đến bác sĩ da liễu để chữa trị kịp thời.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh?
Đến nay, chưa có nghiên cứu nào có thể đưa ra nguyên nhân gây ra bệnh chàm, nhưng thường là do nguyên nhân di truyền từ ba mẹ sang con cái.
Bệnh chàm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu các mẹ để cho các bé tiếp xúc nhiều với chất kích thích như lông cừu, hóa chất trong xà phòng. Kem dưỡng da…
3. Cách chữa bệnh cho bé bị chàm
Làm thế nào để có thể chữa trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh? Đối với loại bệnh này, bạn cần chăm sóc da bé tránh cho con tiếp xúc với các chất kích thích. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh chàm.
Hãy thực hiện theo các bước sau để hỗ trợ ngăn chặn bệnh chàm phát triển ngày càng nặng nghiêm trọng ở trẻ các mẹ nhé:
Tắm và giữ ấm cho bé:
Khi tắm cho bé, bạn không nên dùng nước nóng để tắm để tránh da bé ngày càng khô hơn. Bạn vẫn có thể sử dụng xà phòng và dầu gội đầu cho bé nhưng tuyệt đối không để bé ngâm trong nước xà phòng lâu.
Sau khi tắm, bạn dùng khăn mềm lau nhẹ các giọt nước còn đọng trên da bé, thoa một lượng kem dưỡng ẩm trong khi da bé vẫn còn ẩm ướt.
Đối với bệnh nhân chàm, bạn nên dùng thuốc mỡ thoa lên da sẽ tốt hơn kem dưỡng da vì nó có chứa nhiều chất làm mềm da.
Giữ cho da bé luôn mát mẻ:
Để có thể chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi bị mắc bệnh chàm, bạn tránh không bổ sung những thực phẩm có thể gây dị ứng; về trang phục, bạn nên chọn các loại vải cotton thấm hút mồ hôi tốt.
Dùng xà phòng giặt quần áo:
Tốt nhất bạn nên chọn các loại xà phòng nhẹ, có ít mùi thơm để giặt quần áo của bé. Vì như thế sẽ giúp bé cho quần áo của bé trở nên mềm mại hơn.
Ngăn trầy xước da:
Đôi khi do các vết chàm quá ngứa nên trẻ dùng tay cào lên nó khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu bé không thể chịu được với những cơn ngứa dai dẳng, bạn hãy dùng găng tay hay vớ bằng bông chà sát lên các vết chàm, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh chàm. Vì vậy đừng quá sợ hãi khi bé bị bệnh chàm nhé.
Comment here